Đề tài so sánh công nghệ in chuyển nhiệt và in lưới luôn được khách hàng quan tâm bởi hai công nghệ in này đều có những điểm vượt trội riêng biệt, mang đến lợi ích cho khách hàng, tạo nên những mặt hàng in ấn chất lượng. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã mang đến nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng. Nên lựa chọn phương pháp in nào cho bộ sản phẩm sắp tới? Mời bạn cùng công ty in vải 3D T&T tham khảo những thông tin sau nhé!
Hãy liên hệ đến xưởng in chuyển nhiệt tại TPHCM để chúng tôi giúp bạn có giải pháp in tốt nhất.
So sánh công nghệ in chuyển nhiệt và công nghệ in lưới
Hiểu thế nào về công nghệ in chuyển nhiệt và in lưới?
Công nghệ in chuyển nhiệt là in kỹ thuật số, sử dụng máy ép nhiệt nhiệt độ cao để ép hình ảnh từ giấy in chuyển nhiệt sang bề mặt vải. Mực in được sử dụng có dạng rắn, đảm bảo tạo nên hình ảnh chất lượng cao, sắc nét, nhiều màu sắc và được sử dụng phổ biến trong in vải poly, in áo thun…
Trong khi đó, công nghệ in lưới là phương pháp in truyền thống, sử dụng khung lưới, mực sẽ thấm qua khung lưới, bám vào bề mặt vải, đồng thời bịt kín những mắt lưới khác bằng hóa chất. Thay vì in một lượt hình ảnh đầy màu sắc lên vải thì phương pháp in lưới sẽ tách hình ảnh thành những mảng màu khác nhau, sau đó, dùng khung lưới để phân chia các mảng máu rồi nhuộm màu lên. In lưới mang đến sản phẩm có độ bền cao, màu sắc trung thực, hình ảnh sắc nét. Mực in được sử dụng chủ yếu trong phương pháp này là mực in cao su.
Kỹ thuật in của hai phương pháp này như thế nào?
Công nghệ in chuyển nhiệt có quy trình thực hiện đơn giản hơn, sử dụng loại mực riêng gọi là mực in chuyển nhiệt, Trước tiên sử dụng mực in lên giấy in chuyển nhiệt, trong đó, hình in sẽ được xuất trực tiếp từ phần mềm Adobe llinustator lên giấy in chuyển. Cuối cùng là áp giấy in lên vải và dùng máy ép nhiệt để chuyển hình ảnh lên bề mặt vải.
Công nghệ in lưới có quy trình thực hiện phức tạp hơn. Trước khi in, thợ cần chuẩn bị khung gỗ rồi căng một tấm lụa mỏng như khung thêu lên trên bề mặt vải, trong quá trình in sẽ sử dụng thêm vật liệu không thấm mực dạng tấm dùng để kéo lụa gọi là dao. Dao này sẽ dùng để gạt hồ in, đẩy, phết mực màu để mực thấm qua lưới in và chuyển lên bề mặt in. Yêu cầu quan trọng đối với phương pháp này là bàn in phải phẳng, chắc và đàn hồi ổn định để khuôn in có thể tiếp xúc với sản phẩm in tốt.
Mỗi công nghệ đều có điểm mạnh riêng:
In chuyển nhiệt có quy trình đơn giản, in được hình ảnh phức tạp hơn, độ bền cao và in được trên nhiều loại chất liệu khác nhau. Còn in lụa thì chủ động hơn về màu sắc, in được trên nhiều chất liệu nhưng có độ bền kém hơn.
Hãy liên hệ đến công ty in vải 3D T&T để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn phương pháp in vải phù hợp với sản phẩm của bạn nhé! Tự hào là địa chỉ in vải tại Sài Gòn, chúng tôi sẽ mang lại giá trị tốt nhất cho bạn.